MÁY BIẾN ÁP 3 PHA – THIẾT BỊ ĐIỆN CHÍNH HÃNG GIÁ TỐT
Máy biến áp 3 pha được thiết kế dựa trên những tiêu chuẩn mới của quốc tế. Và được kiểm nghiệm theo tiêu chuẩn IEC-60076.
Sản phẩm của công ty được Bộ Công Thương cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn về sản phẩm tiết kiệm năng lượng theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 8525)
Máy biến áp được lắp đặt trong nhà hoặc ngoài trời. Máy biến áp ngâm dầu với hệ thống làm mát ONAN (làm mát tuần hoàn tự nhiên bằng dầu)
Thông tin sản phẩm Máy biến áp 3 pha:
- Công suất: Từ 30kVA đến 10000kVA
- Với cấp điện áp lớn nhất là 35kV.
- Máy biến áp có thể kiểu kín hoặc kiểu hở, máy có khả năng chịu ngắn mạch tốt.
- Cuộn dây được thiết kế có khả năng chịu được quá điện áp do đường dây hoặc sét gây ra.
Công dụng của Máy biến áp ba pha:
Máy biến áp còn được gọi là máy biến thế 3 pha. Là một thiết bị điện dùng để biến đổi hệ thống điện 3 pha. Sản phẩm được dùng nhiều trong ngành công nghiệp và ngành điện lực. Công suất của máy có từ vài kVA đến vài trăm MVA tùy theo từng ứng dụng. Trong một hệ thống điện thì máy biến áp là một thành phần không thể thiếu. Mỗi KW công suất của nguồn điện cần phải có khoảng 5 – 6KVA công suất của máy biến áp để biến đổi. Tổn thất điện năng trong các máy biến áp chiếm tới gần 30% toàn bộ tổn thất điện năng trong các lưới điện.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy biến áp ba pha:
Máy 3 pha có cấu tạo phức tạp hơn máy biến áp 1 pha. Dễ hình dung thì máy 3 pha là 3 máy biến 1 pha ghép chung mạch từ (lõi thép Silic). Máy biến áp ba pha cấu tạo gồm 3 phần chính: Lõi thép (gông từ), cuộn dây và hệ thống làm mát.
Phần Lõi thép (lõi từ) của máy:
Lõi từ của máy biến áp ba pha có 2 dạng: kiểu bọc và kiểu lõi (trụ). Lõi thép được ghép bởi các lá tôn có độ dày từ 0,23 mm đến 0,3 mm. Thường được làm từ thép silic, bởi vật liệu có tổn hao sắt thấp, từ 0,8 đến 0,9 W/kg. Lõi thép đều được sơn phủ cách điện bề mặt để giảm hao tổn do dòng điện xoáy (Hiệu ứng dong Fuco). Cách ghép tôn giữa trụ và xà là ghép xen kẽ với mối ghép nối 45 độ sao cho từ thông chạy trong mạch luôn theo chiều cán.
Phần Lõi thép gồm 2 phần: Trụ và gông
- Trụ (T): là phần trên đó dây quấn bao quanh.
- Gông (G): Nối các trụ lại với nhau thành mạch từ kín, trên đó không có dây cuốn.
- Trụ và gông có thể ghép riêng, sau đó dùng xà ép và bulông vít chặt lại (a).
- Trụ và gông cũng có thể ghép xen kẽ: Các lá thép làm trụ và làm gông được ghép đồng thời, xen kẽ nhau lần lượt theo trình tự a, b (b).
- Tiết diện ngang của trụ thép thường làm thành hình bậc thang gần tròn (c).
- Tiết diện ngang của gông làm đơn giản hơn: Hình vuông, hình chữ thập hoặc hình chữ T (d).
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.